Tinh bông Ngã: Dự báo lạm phát sai bét?
Tinh bông Ngã: Dự báo lạm phát sai bét?

Hôm nay chúng ta sẽ trở lại với anh "tinh bông Ngã Marketing thích bốc phét vĩ mô".

Trong bài ngày hôm qua, anh Ngã biên một bài chê trách các nhà kinh tế dự báo sai về vấn đề lạm phát trong nhiệm kỳ của ông Trump. Cho rằng lạm phát đã giảm liên tục kể từ khi ông Trump nhậm chức và các nhà kinh tế chỉ giỏi giải thích chuyện đã rồi, còn dự báo thì chỉ hên xui hay thiên kiến chính trị.

ImageImage

Vậy thì chúng ta hãy cùng bóc mẽ anh Ngã một lần nữa.


Trước tiên, hãy nêu rõ một số sự thật hiển nhiên:

- Nhiệm kỳ của Trump vo tròn cho tơi nay được 3 tháng hơn.

- Các chính sách của ông Trump bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 02. Lần đầu Trump áp thuế trong nhiệm kỳ 2 này là 01/02,

- Chính sách có ảnh hưởng lớn nhất đến lạm phát mới chỉ công bố vào đầu tháng 04.

- Trump đã đảo ngược, điều chỉnh rất nhiều chính sách thuế quan chỉ một thời gian ngắn sau khi công bố.


Điểm 1: Vậy các nhà kinh tế học có sai? Để cho dễ, tôi sẽ dùng 3 báo cáo của J.P. Morgan, BofA (ra ngày 09/05) và Goldman Sachs (12/05) để làm căn cứ đánh giá. (bạn nào muốn đọc báo cáo gốc thì mình có để download ở phía dưới).


1. J.P. Morgan: 

We forecast a firm 0.3%m/m (0.34%) increase in core CPI, lifting the-over-year-ago pace to 2.9% from 2.8% in March
We now expect most tariff pass-through to inflation will happen later than originally assumed


2. BofA:

Không dự báo CPI mà tập trung vào PCE (lý do rất rõ ràng, nhưng chắc anh tinh bông Ngã không biết đâu). Tuy nhiên, BofA có một số nhận định:

Tariffs should start to affect the inflation data in April, with clearer evidence likely in May and June.
Given these data, we expect new and used car inflation to accelerate next week. That said, April typically sees increased inflation for cars. So, the seasonals should limit inflation in these categories.


3. Goldman Sachs

We expect a 0.30% increase in April core CPI (vs. +0.3% consensus), corresponding to a year-over-year rate of 2.83% (vs. +2.8% consensus)
We expect used car prices to decline 0.5% in April, reflecting a decline in used-car auction prices. We expect new car prices to increase 0.1%.
We expect a large increase in car insurance prices in April (+0.7%), reflecting increases in premiums indicated by our online dataset


4. Con số thực tế

Chỉ số CPI cốt lõi Mỹ (T4) (MoM)

Thực tế: 0.2% | Dự đoán: 0.3% | Tháng trước: 0.1%

Chỉ số CPI cốt lõi Mỹ (T4) (YoY)

Thực tế: 2.8% | Dự đoán: 2.8% | Tháng trước: 2.8%


Như vậy, về con số CPI thì J.P. Morgan và Goldman Sachs dự báo chính xác CPI lõi y/y, và lệch 0.1 đpt CPI lõi m/m. Không biết anh Ngã nghĩ thế nào chứ tôi thấy dự báo vậy là rất tốt, hơn anh Ngã ở chỗ anh chả đưa ra được con số mịa nào.

Ngoài ra, các nhận định về lạm phát trong giá xe của J.P. Morgan và Goldman Sachs cũng rất chính xác, các bạn có thể xem thêm số liệu bóc tách CPI trong hình dưới.

J.P. Morgan cũng cho biết ảnh hưởng của thuế quan sẽ được chuyển dần vào giá và qua đó là CPI. Với ảnh hưởng nhẹ trong tháng 04, sang tháng 05, 06 chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn. Tức các doanh nghiệp sẽ chuyển dần dần ảnh hưởng của thuế quan sang người tiêu dùng chứ không chuyển một cục. Nên chúng ta sẽ không thấy lạm phát tăng dựng đứng.

Image

Image

Điểm 2: Lạm phát giảm từ khi Trump nhậm chức.

Điều này đúng, nhưng nó là một dạng cherry picking, confirmation bias điển hình của anh Ngã. Anh lấy việc này để chứng minh là các nhà kinh tế học sai khi dự báo lạm phát trong nhiệm kỳ Trump.

Điều này dẫn chúng ta tới 3 fact ban đầu, 

- là 3 tháng vo tròn đầu tiên không đồng nghĩa với cả nhiệm kỳ của Trump.

- Trump đảo ngược và điều chỉnh nhiều chính sách thuế quan, dẫn tới những căn cứ về số liệu không còn giống với thời điểm các nhà kinh tế đưa ra dự báo, vậy nên dự báo nó cũng sẽ phải thay đổi.


Từ hai điểm trên, cho thấy đầu tiên là các nhà kinh tế học không sai bét nhè như anh tinh bông Ngã tuyên bố. Bản chất của việc dự báo là dự trên điều kiện thực tế ở thời điểm dự báo, khi điều kiện thay đổi nó sẽ dẫn đến thực tế thay đổi, không thể dựa vào đó để nói là dự báo sai. Và dựa vào thông tin ở điểm 1, chúng ta có thể thấy rõ, họ không sai tất cả.

Tôi phải công nhận anh tinh bông Ngã nói đúng một điều, là các mô hình kinh tế đều là đơn giản hóa so với nền kinh tế thực. Đơn giản vì nền kinh tế thực quá phức tạp và nhiều kênh truyền dẫn để có thể xây dựng một mô hình hoàn chỉnh.

Thế nhưng làm kinh tế thì phải có số, phải có căn cứ, nên các nhà kinh tế mới phải xây dựng mô hình, dù đơn giản, nhưng sát nhất mà họ có thể để đưa ra các con số dự báo. Và vì đơn giản hóa nên nó sẽ có chênh lệch so với con số thực. Nhưng họ vẫn cần đưa ra để làm căn cứ cho việc ra quyết định. Ngay cả Fed cũng đưa ra dự báo và lấy dự báo đó để làm căn cứ đưa ra quyết định. Còn một anh dạy Marketing chê kinh tế học bốc phét nhưng lại không đưa ra một con số dự báo nào chính xác hơn họ thì lấy gì chứng minh?


Điều 3: Anh tinh bông Ngã chê các nhà kinh tế học chỉ giỏi giải thích chuyện đã rồi còn dự báo tình huống kinh tế bước ngoặt thì sai bét nhè, chỉ mang tính hên xui hay thiên kiến chính trị.

Cái đoạn này tôi thấy anh tinh bông Ngã đang tự nói chính mình rồi. Kinh tế học dự báo lạm phát tăng trong nhiệm kỳ Trump, nhưng lạm phát 3 tháng đầu không tăng thế là anh bảo họ sai. Nói như vậy chẳng khác nào bọn broker kêu tăng giảm, đúng thì gáy, sai thì xóa bài :)))) 

Đấy là chưa kể anh không thể chứng minh được tất cả giới kinh tế học đều tuyên bố lạm phát tăng trong nhiệm kỳ Trump. Cá nhân tôi đã đọc những bài viết cho rằng thuế quan là yếu tố gây deflattionary rồi.

Việc thiên kiến chính trị, qua hai bài bóc anh tinh bông Ngã thì cũng có thể thấy những thứ anh viết cũng sặc mùi thiên kiến chính trị ra chứ có gì công minh đâu mà chê người ta thiên kiến.

Nói tóm lại là anh tinh bông Nga viết một bài phê phán vĩ mô nhưng toàn chữ là chữ, chả có tí mịa số má nào để chứng minh cái luận điểm thiên kiến của anh cả.


Báo cáo gốc

JPM CPI preview

BofA CPI preview

GS CPI preview

Bài liên quan
Vĩ mô
GS thận trọng với FOMC tháng 06, Fed giữ nguyên lãi suất
Vĩ mô 16:53 18/06/2025
Goldman Sachs cho rằng thuế nhập khẩu leo thêm 14.0 điểm phần trăm sẽ bào mòn tăng trưởng và đẩy lạm phát lên 3.4 %, buộc Fed giữ lãi suất 5.25–5.50 % và lùi mốc cắt lãi tới cuối 2025.
GIẢI THÍCH: Tòa án Mỹ ngăn chặn chính sách thuế quan của Trump
Một tòa án cấp liên bang của Mỹ đã đưa ra phán quyết để đình chỉ các sắc lệnh hành pháp về thuế nhập khẩu...
Vĩ mô 14:22 29/05/2025
Kinh tế Trung Quốc tháng 4/2025: Xám vỏ xanh lòng?
Tháng 04/2025 là một tháng đặc biệt với kinh tế Trung Quốc khi liên tục phải hứng chịu các mức thuế quan leo thang...
Vĩ mô 15:17 20/05/2025
Kinh tế
Kinh tế Trung Quốc tháng 05 giảm tốc rõ nét
Kinh tế 06:29 10/06/2025
Chỉ số giá tiêu dùng và giá sản xuất của Trung Quốc đồng loạt suy yếu trong tháng 05/2025, trong khi xuất nhập khẩu chững lại, phản ánh lực cầu nội địa suy yếu và bất ổn thương mại toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên phục hồi kinh tế.
Nguy cơ tài khóa đang đè nặng nền kinh tế Mỹ
Elon Musk bất ngờ công khai phản đối Dự luật Mỹ lệ, khơi mào cuộc đối đầu căng thẳng với Donald Trump và làm dấy...
Kinh tế 14:08 06/06/2025
Đường sắt Cao tốc Việt Nam: Hợp lý và Bất cập
Không có gì ngạc nhiên khi chủ trương xây dựng Đường sắt Cao tốc Bắc Nam của chính phủ tạo nên một làn sóng tranh...
Kinh tế 07:36 25/05/2025
Tác động của thuế nhôm thép Mỹ và tiến trình đàm phán Việt Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng thuế lên thép nhôm nhập khẩu gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp Mỹ, có thể khiến...
Kinh tế 08:49 04/06/2025
Thị trường Thép Quốc tế
Thép Quốc tế: Thị trường trầm lắng do tính mùa vụ và bất ổn thế giới
Hàng hóa 18:39 20/06/2025
Trong tuần kết thúc ngày 20/06, thị trường thép Đông Nam Á trầm lắng. Mùa mưa và tâm lý thận trọng trước bất ổn thương mại khiến cung cầu mong manh, giá tiếp tục dao động hẹp.
Thép toàn cầu 13/06: Giá biến động, Việt Nam nỗ lực ổn định
Trong tuần giữa tháng Sáu, giá thép cuộn cán nóng, thép dài và phôi trên thị trường biến động vì nhu cầu ảm đạm;...
Hàng hóa 17:45 15/06/2025
Thép Quốc tế 06/06: Thị trường phân hóa, giá ổn định
Thị trường thép châu Á và Việt Nam đầu tháng 06/2025 cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ. Trong khi giá thép cuộn và phôi...
Hàng hóa 18:22 06/06/2025
Thị trường thép dài tuần 16/05: Giá giữ vững nhưng sức mua còn yếu, thị trường phân hóa theo khu vực
Trong tuần từ ngày 12 đến 16/05, thị trường thép dài toàn cầu tiếp tục ghi nhận những biến động phân hóa mạnh...
Hàng hóa 07:46 19/05/2025
Thị trường thép quốc tế 23/05: Giằng co trước sức ép nhu cầu và giá nguyên liệu
Tuần qua, thị trường thép quốc tế ghi nhận biến động phân hóa giữa các khu vực. Giá thép thanh và thép cuộn nhìn...
Hàng hóa 18:53 23/05/2025
Thị trường Phân bón Quốc tế
Phân bón Quốc tế 13/06: Thị trường khan hiếm, Đông Nam Á gồng mình
Hàng hóa 04:35 16/06/2025
Đà tăng toàn cầu của MAP/DAP, urê, NPK lan khắp Ấn Độ, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, rồi dội ngược Đông Nam Á, nơi nông dân đối mặt cước vận tải, thuế quan mới và nguồn cung Trung Quốc đóng băng.
Thị trường phân bón toàn cầu 23/05: Nguồn Cung và Chính Sách Thay Đổi
Trong tuần từ ngày 19 đến 25/05/2025, thị trường phân bón toàn cầu chứng kiến sự biến động đáng kể, đặc biệt...
Hàng hóa 08:47 26/05/2025
Thị trường phân bón tuần cuối tháng 05: Trung Quốc trở lại, Đông Nam Á gom hàng
Thị trường phân bón toàn cầu cuối tháng 05 chứng kiến những diễn biến đáng chú ý, chủ yếu đến từ ba nhóm yếu...
Hàng hóa 16:33 30/05/2025