Tin tức
Chỉ số PMI Caixin của Trung Quốc tăng trở lại, cho thấy dấu hiệu ổn định
Cập nhật lần cuối: 02/12/2024

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng trong tháng thứ hai liên tiếp, theo kết quả cuộc khảo sát của Caixin và S&P Global Platts, một dấu hiệu ổn định hơn nữa sau khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích để củng cố nền kinh tế.

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Caixin đã tăng lên 51.5 trong tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 06, theo một tuyên bố được Caixin và S&P Global công bố vào thứ Hai. Dự báo trung bình của các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát là cải thiện lên mức 50.6 từ mức 50.3 hồi tháng 10.

Kết quả này đã xác nhận rằng sự phục hồi không đồng đều đang diễn ra trên khắp nền kinh tế trị giá 18 nghìn tỷ USD. Chỉ số PMI chính thức trong tháng 11 chỉ cho thấy sự gia tăng nhẹ trong lĩnh vực sản xuất, trong khi thước đo về xây dựng và dịch vụ bất ngờ giảm xuống mức phân biệt giữa sự thu hẹp và mở rộng.

Kết quả PMI Caixin ghi nhận tốt hơn nhiều so với kết quả của PMI chính thức khi so với cùng kỳ năm ngoái khi xuất khẩu vẫn tốt. Hai cuộc khảo sát bao gồm các quy mô mẫu, địa điểm và loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó cuộc thăm dò tư nhân tập trung vào các công ty nhỏ và hướng đến xuất khẩu.

Bloomberg Economics nói gì...

“Hoạt động xuất khẩu có vẻ vẫn ổn định, như giá cước vận tải container xuất khẩu đã cho thấy. Điều đó sẽ hỗ trợ PMI sản xuất Caixin nhưng không có khả năng bù đắp cho tính theo mùa bất lợi đối với chỉ số này vào tháng 11.”

— Chang Shu, nhà kinh tế trưởng châu Á và David Qu, nhà kinh tế học

Hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2024, với kim ngạch của các lô hàng trong ba quý đầu tiên tăng vọt lên mức cao thứ hai trong lịch sử. Sự bùng nổ này đã đưa Trung Quốc vào đúng hướng để đạt được thặng dư thương mại kỷ lục có thể đạt gần 1 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Nhưng các nhà máy Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự bất ổn trong những tháng tới sau khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế có thể làm suy yếu thương mại giữa hai quốc gia. Bắc Kinh đã phải đối mặt với các rào cản thương mại từ các khu vực như Liên minh châu Âu.

PMI cho châu Á không bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản hầu như không thay đổi vào tháng 10, với chỉ số tăng lên 51.6. Trong khi một thước đo đơn đặt hàng xuất khẩu vẫn đang giảm, thì chỉ số này đã cải thiện nhiều nhất kể từ tháng 05, có khả năng báo hiệu sự phục hồi trước khi Trump tuyên bố áp thuế. Chỉ số trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.

Vào cuối tháng 09, Trung Quốc đã cắt giảm mạnh lãi suất và công bố các biện pháp thúc đẩy thị trường nhà ở. Điều đó khiến một số nhà phân tích nâng triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2024, đưa dự báo trung bình cho mức tăng trưởng trong năm nay lên 4.8%, theo ước tính do Bloomberg tổng hợp.

Trong quý 3, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ đầu năm 2023. Sự suy thoái kéo dài của thị trường nhà ở và thị trường lao động ảm đạm đã gây áp lực lên tiêu dùng, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những thách thức dài hạn bao gồm căng thẳng thương mại gia tăng, áp lực giảm phát cố hữu và dân số giảm.

Copyright © 2024 Cap Finance.

Các thông tin, số liệu, phân tích, nhận định (từ sau gọi chung là nội dung) được đăng tải trên website này hoặc các trang mạng xã hội thuộc sở hữu của Cap Finance là tài sản trí tuệ của Cap Finance hoặc được Cap Finance tổng hợp, biên soạn từ nhiều nguồn. Tuyên bố miễn trừ được áp dụng.