TRỨNG, PHỞ và TRUMP

Trong tuần vừa rồi, ngoài câu chuyện suy thoái được mang ra thảo luận trên diện rộng, thì tại Mỹ, câu chuyện giá trứng gà cũng được hai phe phái chính trị mang ra đấu khẩu.May be an image of 1 person, bird and text that says "OGrok Grok"

Nói ngắn gọn, giá trứng gà tăng phi mã tại Mỹ trong cuối nhiệm kỳ Biden, và Trump tuyên bố sẽ hạ giá trứng nếu trúng cử. Trump trúng cử và giá trứng vẫn tăng liên tục trong tháng 02, thế là phe Dân chủ đăng đàn chê Trump. Rồi sau đó giá trứng đột ngột giảm như tụt quần từ 04/03, thế là phe Trump đăng đàn chởi lại.

Image

Có 2 cái plot twist ở đây là khi truyền thông đang chởii Trump về vụ giá trứng, thì nhỏ đệ Charlie Kirk đăng đàn bảo “Shut Up About Egg Prices” và Trump chia sẻ lại trên mạng xã hội Truths, khiến khá nhiều người bực.

Cái plot thứ hai là Mỹ đề nghị Đan Mạch và một số nước châu Âu xuất khẩu thêm trứng sang Mỹ để giải quyết vấn đề thiếu hụt trứng tại Mỹ. Từ đó sinh ra những bài châm biếm mới, đại khái là sau khi đòi chiếm Greenland của Đan Mạch thì Mỹ lại phải nhờ vả xin thêm trứng.

Hôm nay tôi tạm thời không bàn đến việc vì sao Mỹ lại hết trứng (nếu ae quan tâm thì tôi viết sau). Mà sẽ chỉ bàn đến việc vì sao mấy quả trứng lại trở thành vấn đề chính trị lớn đến như vậy.

Về cơ bản, trứng đối với người Mỹ nó cũng giống như gạo đối với người Việt vậy. Người Mỹ ăn rất nhiều trứng, ăn hàng ngày luôn (~ 281.3 quả/người/năm). Mặt khác, trứng ở Mỹ trước giờ vốn rất rẻ ($1.51/12 quả năm 2020, $1.67/12 quả năm 2021), giờ lại tăng đột ngột như vậy ($4.95/12 quả năm 2025).

Người tiêu dùng thường có sự nhạy cảm về giá đối với những mặt hàng họ tiêu dùng thường xuyên hơn. Ví dụ giá tôm hùm có thể tăng 100 lần, nó cũng không nghiêm trọng bằng việc giá trứng tăng gấp 5 lần. Mặc dù là nếu tính ra số tiền thực thì có thể tiền mua trứng chỉ chiếm một phần nhỏ trong số tiền chi tiêu của gia đình (1.5% với mức giá 2025). Hoặc nếu soi vào công thức lạm phát thì giá trứng cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong rổ tính giá.

Nó cũng giống như vụ phở index tại Việt Nam vậy. Dù phở chẳng phải trong nhóm tiêu dùng thiết yếu, nhưng ai cũng biết phở và thường ăn phở. Nên họ sẽ có độ nhạy cảm hơn đối với giá phở.