Sơ lược về chỉ báo Simple Moving Average

Hãy bắt đầu với xu hướng – trend, một trong những nền tảng của phân tích kỹ thuật. Định nghĩa đơn giản của xu hướng là hướng biến động nói chung của thị trường, xu hướng có thể là xu hướng tăng, giảm, hoặc đi ngang.

Image

Cách xác định một xu hướng mà mọi người thường dùng là vẽ trendline. Tuy nhiên, đường trendline thường không tồn tại lâu mà xu hướng có thể thay đổi, dẫn đến việc vẽ lại trendline. Một cách khác có thể được sử dụng để xác định xu hướng, đó là các đường trung bình động. Từ đó, phát sinh ra một chiến lược giao dịch theo xu hướng, dựa trên các đường trung bình động.

Tín hiệu giao dịch khá đơn giản, mua khi giá đóng cửa trên đường SMA và bán khi giá đóng cửa dưới đường SMA. Tuy nhiên, để có thể giao dịch hiệu quả thì không dễ như vậy. Giống nhiều hệ thống giao dịch theo xu hướng, SMA có thể tạo ra nhiều tín hiệu giả gây thua lỗ khi thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, hoặc giai đoạn đầu của xu hướng, khi lực tăng không mạnh.

Có ba việc chúng ta có thể làm để giảm thiểu độ nhiễu tín hiệu của một hệ thống SMA. 

1. Lựa chọn độ dài phiên tính của SMA. Độ dài phiên sẽ phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của từng thị trường, từng tài sản. Đôi khi nó xuất phát từ đặc tính cơ bản của tài sản, đôi khi phải xác định thông qua backtest để tìm ra độ dài hiệu quả nhất.

2. Xác định giá kích hoạt tín hiệu. Thông thường, phần lớn mọi người sẽ sử dụng giá đóng cửa để xác định tín hiệu đã được kích hoạt hay chưa. Một số ít hơn lại lựa chọn trung bình của giá cao, thấp nhất và giá đóng cửa. Lựa chọn tối ưu nhất được tìm thấy thông qua backtest.

3. Bổ sung thêm các chỉ báo khác để lọc bớt các tín hiệu nhiễu. Có thể là các đường SMA có độ dài khác nhau hoặc các chỉ báo động lượng như RSI, Stoch…

Thực tế, SMA cũng được dùng như chỉ báo nền tảng để xây dựng các chỉ báo khác dựa trên nó, đặc biệt là các chỉ báo về kênh xu hướng, như Keltner hay Bollinger Bands